Bảng phân loại sáng chế quốc tế (IPC) mới nhất

0
776
Bảng phân loại IPC mới nhất
Bảng phân loại IPC mới nhất

Hệ thống phân loại sáng chế quốc tế (International Patent Classification  – IPC) là công cụ để phân loại thống nhất tư liệu sáng chế trên phạm vi thế giới và là công cụ tra cứu có hiệu quả giúp nhanh chóng tìm ra những bản mô tả sáng chế thích hợp phục vụ cho việc xác định tính mới, trình độ sáng tạo của một giải pháp kỹ thuật. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới có bảo hộ sáng chế đều đã sử dụng hệ thống phân loại này cho các tư liệu sáng chế mà nước mình công bố. Một số nước vẫn dùng hệ thống phân loại sáng chế quốc gia nhưng cũng ghi cả chỉ số phân loại sáng chế quốc tế tương ứng trên tư liệu sáng chế của mình. Nhờ đó mà việc tra cứu tư liệu sáng chế của các nước trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây khi mỗi nước sử dụng một hệ thống phân loại sáng chế quốc gia riêng.

Phân loại sáng chế quốc tế phục vụ cho các mục tiêu chủ yếu sau:

  • Là công cụ để sắp xếp tư liệu sáng chế, tạo điều kiện cho người tra cứu dễ dàng tiếp cận chúng.
    Là công cụ để phổ biến thông tin có chọn lọc cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng tư liệu sáng chế.
    Là cơ sở để xác định trình độ kỹ thuật trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.
    Là cơ sở để thống kê tình hình bảo hộ sáng chế từ đó đánh giá tình hình và dự báo xu hướng phát triển của từng lĩnh vực kỹ thuật sản xuất cụ thể.

Cấu trúc của hệ thống phân loại sáng chế quốc tế IPC

+ Cấu trúc của hệ thống IPC dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản là: Các sáng chế có nội dung như nhau phải được xếp vào cùng một vị trí; có thể phân loại sáng chế theo bản chất kỹ thuật hoặc lĩnh vực áp dụng của nó. Ngoài ra Hệ thống IPC còn phải dành các vị trí dự trữ cho các vấn đề kỹ thuật mới có thể xuất hiện trong tương lai.

+ Hệ thống IPC bao gồm tất cả các các lĩnh vực trí thức mà các đối tượng của chúng có thể được cấp Bằng sáng chế.

Bảng phân loại sáng chế quốc tế (IPC) mới nhất
Bảng phân loại sáng chế quốc tế (IPC) mới nhất

Hệ thống IPC được cấu trúc theo thứ bậc, từ tổng quát tới cụ thể theo trật tự sau:

Các phần;
Các lớp;
Các phân lớp;
Các nhóm (nhóm chính và phân nhóm).

Phần: Hệ thống IPC gồm có 8 phần, mỗi phần được ký hiệu bằng một chữ cái Latin, tên của phần phản ảnh bao quát nội dung của phần:

1. Các nhu cầu đời sống con người
2. Các quy trình công nghê- Giao thông vận tải
3. Hoá học luyện kim
4. Dệt, giấy
5. Xây dựng, mỏ
6. Cơ khí, chiếu sáng, cấp nhiệt, vũ khí, chất nổ
7. Vật lý
8. Điện

Tiểu phần: Tiểu phần chỉ có tên gọi mà không có ký hiệu phân loại và chỉ có ý nghĩa về mặt thông tin. Ví dụ Phần A có bốn tiểu phần là:

Nông nghiệp;
Thực phẩm, thuốc lá;
Đồ dùng cá nhân;
Sức khoẻ,giải trí.

Lớp: Mỗi phần được chia thành nhiều lớp, tên gọi của lớp phản ánh nội dung của lớp đó. Ký hiệu của lớp gồm ký hiệu của phần và hai chữ số ả rập bắt đầu từ số 01.

Nhóm chính, phân nhóm: Mỗi phân lớp lại tiếp tục được chia nhỏ thành các nhóm, bao gồm nhóm chính và phân nhóm.

Ký hiệu của nhóm chính bao gồm ký hiệu của Phân lớp, tiếp theo là cụm chỉ số ả rập gồm từ 1 đến 3 chữ số (thường là số lẻ) tiếp theo là gạch chéo, rồi đến 2 chữ số 00. Tên của nhóm chính chỉ rõ đặc điểm của đối tượng kỹ thuật cần tìm kiếm trong tra cứu tin và được coi là có ích trong việc tra cứu sáng chế.

Liên hệ:
Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ Việt Nam
Công ty cổ phần sở hữu trí tuệ Việt Mỹ
Thạc sĩ Luật – Trưởng phòng tư vấn pháp lý: Huỳnh Đặng Hoàng Mai
Tel: (+84) 093 822 5508
Email: tv@sohuutrituevietnam.vn

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây