Tư vấn thiết kế phòng sạch cGMP mỹ phẩm

0
616
Tư vấn thiết kế phòng sạch cGMP mỹ phẩm
Tư vấn thiết kế phòng sạch cGMP mỹ phẩm

Tư vấn thiết kế phòng sạch cGMP mỹ phẩm

Mục đích của hướng dẫn Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (GMP) là đảm bảo sản phẩm được sản xuất và kiểm tra chất lượng một cách thống nhất theo tiêu chuẩn chất lượng quy định. Tiêu chuẩn liên quan đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm.

1.Sự cần thiết của việc tư vấn và thiết kế phòng sạch hóa mỹ phẩm

Theo Điều 13, chương IV, thông tư 06/2011TT-BYT quy định:

“Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khoẻ con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm”.

Nội dung về GMP cũng được đưa vào kiểm tra và thanh tra đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, buôn bán mỹ phẩm:

 “Đối với doanh nghiệp, tư vấn và thiết kế về GMP cho hóa – mỹ phẩm là bước đầu tiên và cần thiết để doanh nghiệp tiến hành GMP cho khối sản xuất. Sau khi sản phẩm được chứng nhận GMP sẽ khẳng định được chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường”.

Tư vấn thiết kế phòng sạch cGMP mỹ phẩm
Tư vấn thiết kế phòng sạch cGMP mỹ phẩm

2.Yêu cầu cấp độ phòng sạch đối với phòng sạch hóa mỹ phẩm

  • Nhân viên : Nhân viên khi vào khu vực sản xuất đều phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và mặc quần áo bảo hộ. Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm;
  • Nhà xưởng : Cần có đủ khu vực rửa và vệ sinh cho nhân viên, tách biệt với khu sản xuất. Cần có khu vực cất giữ quần áo và tài sản của nhân viên. Chất thải cần được thu gom thường xuyên vào các thùng phế thải để đưa đến điểm thu nhận ngoài khu vực sản xuất;
  • Các hóa chất diệt chuột, côn trùng, nấm mốc và các vật liệu làm vệ sinh không được gây tạp nhiễm cho trang thiết bị sản xuất, nguyên liệu, bao bì đóng gói, thành phẩm;
  • Trang thiết bị và máy móc : Các thiết bị và dụng cụ cần được giữ sạch sẽ.

Việc vệ sinh cần thực hiện theo đúng các quy trình thao tác chuẩn trong làm vệ sinh các thiết bị máy móc. Ngoài vệ sinh để đảm bảo tiêu chuẩn sạch trong GMP hóa mỹ phẩm thì còn một số quy định liên quan:

  • Nhân sự: Nhân sự hoạt động trong sản xuất mỹ phẩm có kiến thức chuyên môn đáp ứng với chức năng nhiệm vụ được giao;
  • Nhà xưởng: Nhà xưởng phải được thiết kế, xây dựng, bảo trì phù hợp và có diện tích phù hợp với các hoạt động của cơ sở sản xuất;
  • Trang thiết bị: Trang thiết bị cần được thiết kế và lắp đặt phù hợp cho các hoạt động sản xuất;
  • Sản xuất: Đảm bảo tiêu chuẩn trong nguyên, vật liệu đầu vào, hệ thống đánh số lô, thiết bị đo lường, quy trình sản xuất, sản phẩm khô, sản phẩm ướt, dán nhãn, đóng gói, thành phẩm;
  • Kiểm tra chất lượng: Cần thiết lập một hệ thống kiểm tra chất lượng để đảm bảo các sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình.

 

Chúng tôi xin giới thiệu đến các doanh nghiệp Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ Việt Nam uy tín để các doanh nghiệp được tư vấn chuyên sâu hơn về vấn đề tư vấn thiết kế phòng sạch cGMP  tại Việt Nam.

Liên hệ:

Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ Việt Nam

Công ty cổ phần sở hữu trí tuệ Việt Mỹ

Thạc sĩ Luật – Trưởng phòng tư vấn pháp lý: Huỳnh Đặng Hoàng Mai

Tel: (+84) 093 822 5508

Email: tv@sohuutrituevietnam.vn

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây