Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

2
648
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Các điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu – Thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu là tên gọi chung. Còn có các tên gọi khác như đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký thương hiêu, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và đăng ký logo.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu
Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu – Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 dưới đây.

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam;

e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm,trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam;

i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang,rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu – Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại việt nam

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam – Thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản);
– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam – Quá trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn
– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn;
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam – Chi phí đăng ký nhãn hiệu:

Theo qui định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10. Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Vì vậy, quý vị nên cung cấp ngành nghề kinh doanh chính để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu và tính được chi phí thực hiện công việc.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu:

Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
(i) Thẩm định hình thức (1-2 tháng),
(ii) Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
(iii) Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
(iii) Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam – Các tài liệu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Quý Công ty chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:
– Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
– Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký.
– Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký.
– Giấy ủy quyền (Cung cấp khi sau khi nhận được thông tin đăng ký)

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức,cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức,cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Đại diện và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, gồm:

  • Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu;
  • Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu;
  • Nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý;
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký nhãn hiệu, ví dụ như: tên, địa chỉ của người nộp đơn, danh mục, dịch vụ và mẫu nhãn hiệu;
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ.

Đại diện và tư vấn cho khách hàng liên quan đến duy trì hiệu lực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bao gồm:

· Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
· Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.

Tư vấn và đại diện khách hàng đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid; đăng ký nhãn hiệu ở các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Liên hệ:
Thạc sĩ Luật: Huỳnh Đặng Hoàng Mai
Phòng Nhãn hiệu và Kiểu dáng công nghiệp
Tel: 0938225508
Email: ip@sohuutrituevietnam.vn

 

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

2 BÌNH LUẬN

  1. Thưa chuyên gia sở hữu trí tuệ. Công ty tôi muốn đăng ký một nhãn hiệu mới nhưng không biết điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là gì? Nhờ chuyên gia sở hữu trí tuệ tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn chuyên gia!

  2. Cảm ơn Bạn đã xem bài viết và gửi câu hỏi cho Chúng tôi.
    Sau đây, chuyên gia Sở hữu trí tuệ xin được trả lời Bạn như sau: Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
    2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
    Trong trường hợp cần tư vấn chuyên sâu Bạn có thể đến các địa chỉ sau đây, tại đây Bạn sẽ được các chuyên gia hàng đầu về Sở hữu trí tuệ tư vấn miễn phí và hướng dẫn cụ thể cho mọi thắc mắc của Bạn:
    ***Khu vực Miền Nam: Tổ chức sở hữu trí tuệ Việt Nam – Công ty cổ phần sở hữu trí tuệ Việt Mỹ, địa chỉ: 281 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0778697777.
    ***Khu vực Miền Bắc: Tổ chức sở hữu trí tuệ Việt Nam, địa chỉ: Số 20 Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, Điện thoại: 0907737371.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây