Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể

2
473
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể

Đăng ký nhãn hiệu tập thể được hiểu là nhiều người sẽ đứng tên làm chủ sở hữu nhãn hiệu.

Trong thực tế nó là những nhãn hiệu mang tính đặc thù phải đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể.

  • Nhãn hiệu có chứa địa danh (địa lý)
  • Nhãn hiệu là tên gọi của sản phẩm nổi tiếng của vùng miền như: bưởi Năm Roi, Gạo Điện Biên, Mắm Phú Quốc.

Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể thường được gắn với chương trình của tỉnh phối hợp với địa phương thực hiện hoặc trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý hoặc thực hiện. Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể có giá trị về mặt pháp lý cũng như kinh doanh hết sức to lớn.

Thực tế cho thấy nhiều phản phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể đã làm tăng giá thành của sản phẩm và được khách hàng tin dùng nhiều hơn. Ngoài ra, đảm bảo được tính thống nhất, hướng đến phát triển bền vững. Đây là những điều mà các nhà quản lý địa phương mong muốn để tạo lập, xác lập nhãn hiệu tập thể.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể

1.Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:

  • Giấy ủy quyền (theo mẫu gửi lại khi nhận được yêu cầu);
  • Mẫu nhãn hiệu tập thể có kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  • Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Chấp thuận của Tỉnh về việc sử dụng tên địa danh trong trường hợp nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh;
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký
  • Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm)
  • Điều lệ, quy chế sử dụng nhãn hiệu – soạn theo hướng dẫn của chúng tôi gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

-Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

-Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

-Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

-Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

-Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

2.Thời gian đăng ký nhãn hiệu tập thể:

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ, như sau:

-Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ

-Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Thủ tục ký nhãn hiệu tập thể

-Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

-Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

3.Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu:

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên).

4.Dịch vụ tư vấn, đăng ký nhãn hiệu tập thể:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên cho khách hàng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại CSHTT;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với CSHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký.

Liên hệ:
Thạc sĩ Luật: Huỳnh Đặng Hoàng Mai
Phòng Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý
Tel: 0938225508
Email: ip@sohuutrituevietnam.vn

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

2 BÌNH LUẬN

  1. Thưa chuyên gia Sở hữu trí tuệ. Khi đăng ký nhãn hiệu tập thể, tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Nhờ chuyên gia tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn chuyên gia!

  2. Cảm ơn Bạn đã xem bài viết và gửi câu hỏi cho Chúng tôi.
    Sau đây, chuyên gia Sở hữu trí tuệ xin được trả lời Bạn như sau: Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm có:
    • Mẫu nhãn hiệu tập thể có kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm;
    • Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
    • Chấp thuận của Tỉnh về việc sử dụng tên địa danh trong trường hợp nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh;
    • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
    • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
    • Điều lệ, quy chế sử dụng nhãn hiệu.
    Trong trường hợp cần tư vấn chuyên sâu Bạn có thể đến các địa chỉ sau đây, tại đây Bạn sẽ được các chuyên gia hàng đầu về Sở hữu trí tuệ tư vấn miễn phí và hướng dẫn cụ thể cho mọi thắc mắc của Bạn:
    ***Khu vực Miền Nam: Tổ chức Sở hữu trí tuệ Việt Nam – Công ty cổ phần Sở hữu trí tuệ Việt Mỹ, địa chỉ: 281 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0778697777.
    ***Khu vực Miền Bắc: Tổ chức Sở hữu trí tuệ Việt Nam, địa chỉ: Số 9 Hàng Chuối, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, Điện thoại: 0907737371.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây