Giải pháp bảo hộ bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp

0
493
Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý

Giải pháp bảo hộ bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp và Quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động, được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Câu hỏi: Hình thức sa thải người lao động khi có hành vi xâm phạm đến tài sản trí tuệ của doanh nghiệp dường như vẫn là tương đối nhẹ nhàng so với những thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Đó có phải là nguyên nhân khiến người lao động vẫn cố tình xâm phạm đến tài sản trí tuệ của doanh nghiệp?

Trả lời: Theo Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Tranh chấp sở hữu trí tuệ.

Mức độ của các hình thức kỷ luật trong trường hợp người lao động có hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ doanh nghiệp không phải là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

Nguyên nhân khiến người lao động xâm phạm tài sản trí tuệ của doanh nghiệp có thể xuất phát từ chính mong muốn, động cơ của bản thân người lao động hoặc xuất phát từ việc thiếu những sự ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin.

Câu hỏi: Thưa chuyên gia về sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần có những biện pháp như thế nào để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình trong quan hệ với người lao động?

Trả lời: Để bảo vệ hiệu quả tài sản trí tuệ của mình trong quan hệ với người lao động, người sử dụng lao động cần lưu ý xây dựng thỏa thuận bảo mật thông tin, thỏa thuận chống cạnh tranh với người lao động một cách chặt chẽ, quy định những hậu quả pháp lý mà người lao động phải chịu trong trường hợp vi phạm. Theo đó, người lao động cần phải có nghĩa vụ giữ bí mật, không tiết lộ cho bất kỳ bên nào khác những ý tưởng, cách thức, quy trình,… được xác định là bí mật kinh doanh dưới bất kì hình thức nào, trừ khi được người sử dụng lao động chấp thuận hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Related: Tranh chấp sở hữu trí tuệ

Tranh chấp sở hữu trí tuệ

 

 

Bên cạnh đó, những thỏa thuận này cũng phải bao gồm trách nhiệm, hậu quả pháp lý mà người lao động phải chịu trong trường hợp có hành vi vi phạm, bao gồm phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, các biện pháp khắc phục… cho người sử dụng lao động (Cho doanh nghiệp)

Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

  • Bí mật về nhân thân;
  • Bí mật về quản lý nhà nước;
  • Bí mật về quốc phòng, an ninh;
  • Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận,thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

Tranh chấp sở hữu trí tuệ.

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.

Câu hỏi: Một nhân viên X làm việc tại một công ty công nghệ ABC sau khi nghỉ việc, đã mang theo ý tưởng phần mềm Y của công ty ABC sang công ty mới. Luật sư đánh giá như thế nào về vụ việc này? Theo Luật sư nguyên nhân nào khiến cho người nhân viên đó lại có thể dễ dàng hành động như vậy?

Trả lời: Đối với vụ việc này, hành vi của nhân viên X sẽ chỉ bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh khi Công ty ABC chứng minh được nhân viên cũ đã có hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh Y. Cụ thể, cá nhân nhân viên X đã có hành vi bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh Y mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó là Công ty ABC. Và trong trường hợp giữa bên Công ty ABC, và bên nhân viên X có thỏa thuận bảo mật thông tin, thỏa thuận chống cạnh tranh, thì hành vi vi phạm của nhân viên X này còn có thể được xác định là vi phạm hợp đồng bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh.

Các hành vi này đều được quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009. Bao gồm các hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu, vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh.

Nguyên nhân dẫn đến vụ việc này có thể đến từ những nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan. Về phía nguyên nhân chủ quan, có khả năng là nhân viên X này đã có động cơ vụ lợi từ trước, do đó, lợi dụng quá trình làm việc của mình tại Công ty ABC để tiếp cận, thu thập thông tin, ý tưởng bí mật của Công ty ABC, sau đó sử dụng những thông tin này để trục lợi cho bản thân. Về phía nguyên nhân khách quan, cũng có khả năng là giữa những nhân viên X này và bên Công ty ABC thời gian trước không có những thỏa thuận bảo mật thông tin, thỏa thuận chống cạnh tranh mang tính ràng buộc chặt chẽ giữa các bên, dẫn đến tình trạng nhân viên X lợi dụng điều này để thực hiện hành vi vi phạm của mình.

Luật sư Lê Thị Nguyên

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây