Hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp nhãn hiệu

0
656
Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu

Luật về nhãn hiệu thiết lập độc quyền sử dụng các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác. Nó có thể bao gồm từ ngữ, hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó. Để  được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT.

1.Khái niệm hành vi xâm phạm và nghĩa vụ chứng minh

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ các trường hợp sử dụng hạn chế (Điều 132 – 137 Luật SHTT). Như vậy để xác định một hành vi xâm phạm, cần làm rõ các yếu tố sau đây: (1) thế nào là phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu, (2) thế nào là sử dụng nhãn hiệu, và (3) thế nào là hành vi sử dụng hạn chế.

Phạm vi bảo hộ một nhãn hiệu bao gồm chính nhãn hiệu đó, và các yếu tố độc đáo trong nhãn hiệu, khiến người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa sản phẩm của chủ sở hữu nhãn hiệu và các sản phẩm khác cùng loại. Như vậy hành vi sử dụng một nhãn hiệu trong thời hạn bảo hộ bao gồm hai khía cạnh: sử dụng đúng dấu hiệu được bảo hộ (sản xuất, buôn bán hàng giả), hoặc sử dụng những dấu hiệu có thể gây nhầm lẫn cho người sử dụng về sản phẩm hay xuất xứ sản phẩm (sản xuất, buôn bán hàng nhái).

Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu

2.Hành vi xâm phạm được biểu hiện thông qua các dạng khác nhau

Theo Điều 129 Luật SHTT, hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không xin phép chủ sở hữu có thể diễn ra dưới nhiều dạng:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; hoặc tương tự hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (sản xuầt, lưu thông, bán, tiêu thụ hàng giả);
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (sản xuất, lưu thông, bán, tiêu thụ hàng nhái);
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ có nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng (ăn theo nhãn hiệu nổi tiếng, theo luật Hoa Kỳ gọi là dillution).

 

Chúng tôi xin giới thiệu đến các doanh nghiệp Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ Việt Nam uy tín để các doanh nghiệp được tư vấn chuyên sâu hơn về vấn đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

Liên hệ:

Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ Việt Nam

Công ty cổ phần sở hữu trí tuệ Việt Mỹ

Thạc sĩ Luật – Trưởng phòng tư vấn pháp lý: Huỳnh Đặng Hoàng Mai

Tel: (+84) 093 822 5508

Email: tv@sohuutrituevietnam.vn

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây