Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

0
729
Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển, hàng năm có rất nhiều giống cây trồng ra đời và đặc biệt là các giống lúa mới. Tuy nhiên tỷ lệ đăng ký bảo hộ giống cây trồng ở nước ta còn hạn chế, việc không đăng ký hoặc chậm trễ đăng ký bảo hộ giống cây trồng sẽ không xác lập được quyền sở hữu của doanh nghiệp với giống cây trồng đó. Một khi chủ sở hữu gặp khó khăn trong quá trình khai thác giống cây trồng sẽ không có cơ sở kiện cáo hay yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý vi phạm đối với giống cây trồng của mình. Điều này gây thiệt hại lớn tới doanh nghiệp hay chủ sở hữu của giống cây trồng. Do đó, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

1.Khả năng đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Để được bảo hộ, Giống cây trồng phải đảm bảo các tiêu chí sau:

– Có tính mới;

– Tính khác biệt;

– Tính đồng nhất;

– Tính ổn định.

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

2.Hồ sơ tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu quy định;
  • Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng;
  • Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;
  • Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
  • Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9cm x 15 cm;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

3.Quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ Giống cây trồng (sau đây gọi là người đăng ký) bao gồm:

– Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng nỗ lực và chi phí của mình;

– Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng theo hợp đồng hoặc thảo thuận khác;

– Tổ chức ,cá nhân chuyển nhượng hoặc thừa kế quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng cách sử dụng ngân sách của Nhà nước, tài chính của các dự án dưới sự quản lý của Nhà nước, quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước.

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

4.Thời hạn bảo hộ giống cây trồng

Bằng bảo hộ Giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm (25 năm) đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm (20 năm) đối với các giống cây trồng khác.

Liên hệ:
Thạc sĩ Luật: Huỳnh Đặng Hoàng Mai
Phòng Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý
Tel: 0938225508
Email: tv@sohuutrituevietnam.vn

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây