Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

2
643
Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ
Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Hành vi vi phạm Sở hữu trí tuệ diễn ra thường xuyên và là một vấn đề phức tạp ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Do đó, việc nâng cao ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ cần được quan tâm nhiều hơn và bản thân chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng cần tự ý thức trong việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của mình.

1.Thế nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ?

Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính:

  1. Sở hữu công nghiệp;
  2. Bản quyền tác giả;
  3. Quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi.

Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Hành vi xâm phạm quyền tác giả;
  • Hành vi xâm phạm quyền liên quan;
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
  • Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh;
  • Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ
Xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ

2.Làm thế nào để ngăn chặn hàng vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Để có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ, điều duy nhất chủ sở hữu cần thực hiện là tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ, việc đăng ký ngoài việc giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ còn giúp chủ sở hữu có thể tiến hành biện pháp hành chính và hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng đã đăng ký bảo hộ.

Ngoài ra, chủ sở hữu cần có biện pháp cần thiết để khách hàng, người tiêu dùng tự ý thức được việc nên sử dụng sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng để tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng giả dẫn đến hậu quả không mong muốn từ việc sử dụng hàng kém chất lượng này.

Điều tra xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
Điều tra xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

3.Hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bị xử lý như thế nào?

Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:

3.1.Xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trong trường hợp sau đây:

  • Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

3.2.Xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong trường hợp sau đây:

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thẩm quyền xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
Thẩm quyền xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

3.3.Xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự trong trường hợp sau đây:

  • Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
  • Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ những cơ quan sau đây có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Liên hệ:
Luật sư Lê Thị Nguyên
Phòng Đăng Ký Kinh Doanh
Tel: 0909920108
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

2 BÌNH LUẬN

  1. Xin chào chuyên gia, cho tôi hỏi chuyên gia về vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những trường hợp vi phạm quyền SHTT nào sẽ bị xử lý hành chính? Cám ơn chuyên gia 🙂

    • Cảm ơn Bạn đã xem bài viết và gửi câu hỏi cho Chúng tôi.
      Sau đây, Chuyên gia Sở hữu trí tuệ xin được trả lời Bạn như sau: Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trong trường hợp sau đây:
      – Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
      – Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
      – Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
      – Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
      Trong trường hợp cần tư vấn chuyên sâu về xử lý vi phạm nhãn hiệu Bạn có thể đến các địa chỉ sau đây, tại đây Bạn sẽ được các chuyên gia hàng đầu về Sở hữu trí tuệ tư vấn miễn phí và hướng dẫn cụ thể cho mọi thắc mắc của Bạn:
      ***Khu vực Miền Nam: Tổ chức sở hữu trí tuệ Việt Nam – Công ty cổ phần sở hữu trí tuệ Việt Mỹ, địa chỉ: 281 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0778697777.
      ***Khu vực Miền Bắc: Tổ chức sở hữu trí tuệ Việt Nam, địa chỉ: Số 9, Hàng Chuối, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, Điện thoại: 0907737371.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây