Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế

0
605
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế. Chúng tôi hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế lựa chọn một trong những hình thức sau:

Hãy lựa chọn loại hình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu Quốc Tế phù hợp cho Doanh nghiệp của mình, Doanh nghiệp sẽ tận dụng được thủ tục đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp.

1. Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế theo hệ thống Madrid (Theo Thỏa Ước Madrid và Nghị Định Thư Madrid):

– Việt Nam là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid.

– Dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở tại Việt Nam thông qua Tổ chức sở hữu trí tuệ Việt Nam – Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

– Người nộp đơn chỉ cần dùng một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ Việt Nam – Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế.

– Trong trường hợp Doanh nghiệp/Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nhiều nước một lúc, để tiết kiệm thời gian và chi phí, Người nộp đơn có thể tận dụng thủ tục đăng ký nhãn hiệu đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất).

– Về thời hạn thẩm định đơn đăng ký Quốc Tế là 12 hoặc 18 tháng, tùy thuộc vào nước thành viên được chỉ định.

Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế.

2. Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế, Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia:

– Chủ nhãn hiệu/Người nộp đơn có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia đó. Ví dụ: Người nộp đơn muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản… thì Người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản…

– Chủ nhãn hiệu/Người nộp đơn sử dụng các Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ đại diện cho mình nộp đơn đăng ký tại quốc gia đó, để thực hiện thủ tục đăng ký.

– Thời hạn xem xét đơn, thủ tục và thời gian tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia đó.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng ưu tiên đăng ký cho các thị trường Quốc Tế sau đây:

  • Thị trường Quốc Tế có nhãn hiệu của mình đang được sử dụng;
  • Thị trường Quốc Tế có tiềm năng khai thác lớn nhãn hiệu của mình trong tương lai;
  • Thị trường Quốc Tế nơi có các đối tác lớn đang sử dụng nhãn hiệu của mình hiện tại của doanh nghiệp
  • Thị trường ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao như Mỹ, Đức, Nhật, Úc, canada, Pháp, Tây Âu… Việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia này sẽ góp phần làm tăng giá trị của thương hiệu, nhãn hiệu và là một cơ sở quan trọng để có thể giành lại thương hiệu, nhãn hiệu của mình đã bị mất tại thị trường các quốc gia mà doanh nghiệp chưa có điều kiện để đăng ký trước đây.

Thủ tục đăng ký nhãn HIỆU QUỐC TẾ

Gồm 2 bước:
– Bước thứ nhất là tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
– Bước thứ 2 là đăng ký nhãn hiệu;

Các tài liệu cung cấp cho việc đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế:

1. Mẫu nhãn hiệu;
2. Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký;
3. Bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam;
4. Chi phí, thời gian đăng ký: Sẽ theo quy định cụ thể tại từng Quốc gia, sẽ báo lại cho doanh nghiệp/người nộp đơn sau khi gửi yêu cầu;
5. Giấy uỷ quyền (cung cấp sau khi nhận được yêu cầu).

Các lợi ích kinh tế lớn mạnh của doanh nghiệp có thể có được sau khi đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế

Sau khi thương hiệu, nhãn hiệu được đăng ký ở Quốc Tế, doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể dạt được một số lợi ích như sau:

Doanh nghiệp/Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ quốc gia mà mình đăng ký; quyền độc quyền này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng (thông qua những hợp đồng này, doanh nghiệp có thể thu được những khoản tiền tương đối lớn).

Sự đảm bảo về giá trị pháp lý tạo ra sự gia tăng giá trị kinh tế của nhãn hiệu;

Tạo ra thế cân bằng khi đàm phán hay cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ tại thị trường Quốc Tế;

Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường Quốc Tế mà mình muốn kinh doanh, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Các lợi ích kinh tế sau khi đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế

Danh sách các nước là thành viên của Nghị định thư Madrid:

Albania, Antiqua and Babuda, Armenia, Australia, Áo, Azerbaijan, Bahrain, Belarus, Bỉ, Bhutan, Botswana, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan Mạch, Estonia, Cộng đồng Châu Âu, Phần Lan, Pháp, Georgia, Hy Lạp, Đức, Hungary, Iran, Iceland, Ailen, Italy, Nhật Bản, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Lithuania, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Na Uy, Oman, Ba lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Romania, Nga, Serbia, Singapore, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Swaziland, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Thụy sỹ, Thụy Điển, Syrian Arab republic, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraine, Việt Nam, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Zambia.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu QUỐC TẾ

Đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế:

  • Đăng ký nhãn hiệu Quốc tế
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Lào
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Nigeria
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Hàn Quốc
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Úc
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Pháp
  • Đăng ký nhãn hiệu tại Đức
  • Đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế theo Nghị định thư/Thỏa ước Madrid

Đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế theo Nghị định thư/Thỏa ước Madrid.

Đăng ký nhãn hiệu Quốc Tế:

  • Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế Quốc tế
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Mỹ
  • Đăng ký sáng chế theo hiệp ước PCT
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế tại liên minh Châu Âu EU
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Nhật
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hàn Quốc
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Úc
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế tại Canada
  • Công bố danh sách đơn đăng ký sáng chế

Các lợi ích kinh tế doanh nghiệp có thể có được sau khi đăng ký sáng chế Quốc Tế

Sau khi sáng chế được đăng ký ở Quốc Tế, doanh nghiệp là chủ sở hữu sáng chế có thể dạt được một số lợi ích như sau:

Doanh nghiệp/Chủ sở hữu sáng chế có độc quyền sử dụng sáng chế tại lãnh thổ quốc gia mà mình đăng ký; quyền độc quyền này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng (thông qua những hợp đồng này, doanh nghiệp có thể thu được những khoản tiền tương đối lớn).

Sự đảm bảo về giá trị pháp lý tạo ra sự gia tăng giá trị kinh tế của sáng chế Quốc Tế;

Tạo ra thế cân bằng khi đàm phán hay cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại ở Quốc Tế;

Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt sáng chế tại thị trường quốc gia mà mình muốn kinh doanh, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở sáng chế ở Quốc Tế.

Chuyên Gia Sở Hữu Trí Tuệ – Võ Duy Tuyến

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây