Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

0
799
Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

1.Quyền tác giả bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.

Theo điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được bảo hộ quyền tác giả.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 22/2018 thì:

1. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

  1. Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ”.

2.Người nộp và cách thức nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả của bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả.

3.Hồ sơ đăng ký quyền tác giả của bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

4.Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

Thời hạn xét nghiệm đơn đăng ký quyền tác giả đến ngày có quyết định cuối cùng là 30 đến 45 ngày làm việc (*).

(*) Tuy nhiên thời hạn trên có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy thuộc vào quy trình thẩm định thực tế tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam

5.Nộp đơn đăng ký quyền bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác ở đâu

Có hai cách để nộp đơn đăng ký quyền bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

– Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả.

– Ủy quyền cho Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nộp và theo dõi đơn đăng ký quyền bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác cho mình.

Trong trường hợp ủy quyền cho Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ Việt Nam nộp và theo dõi đơn đăng ký quyền bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác cho mình thì Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp trước khi đăng ký quyền bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác ; chuẩn bị và soạn thảo đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký quyền bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác, theo dõi trả lời các Công văn của Cục Bản quyền tác giả ngay lập tức.

Do vậy, Chúng tôi xin giới thiệu đến các doanh nghiệp Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ Việt Nam uy tín để các doanh nghiệp được tư vấn chuyên sâu hơn về vấn đề đăng ký Bản quyền bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác tại Việt Nam.

Liên hệ:

Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ Việt Nam

Công ty cổ phần sở hữu trí tuệ Việt Mỹ

Thạc sĩ Luật – Trưởng phòng tư vấn pháp lý: Huỳnh Đặng Hoàng Mai

Tel: (+84) 093 822 5508

Email: tv@sohuutrituevietnam.vn

TIẾP NHẬN HỒ SƠ TẠI:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - ĐẠI DIỆN VIỆT MỸ
Hotline: 0907737371 - 0778697777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.shttvn.com
Website: www.sohuutrituevietnam.com
Website: www.sohuutrituevietnam.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây